Mô tả về cây ba kích
Cây ba kích hay còn gọi là Diệp Liễu Thảo, Đan Điền Âm, Dây Ruột Gà. Tên khoa học của loại cây này là Morinda Officinalis How thuộc họ cà phê. Đây là loại cây dạng thân leo, mảnh, trên thân có nhiều lông mịn. Cây thường mọc thành các bụi lớn và thường xuất hiện trong các khu rừng có độ cao trung bình dưới 500m.
Phần lá đơn nguyên, mọc đối xứng, có hình bầu dục, cứng, đuôi lá hình tròn hoặc hình trái tim. Hoa ba kích có kích thước nhỏ, có màu trắng hoặc vàng thường tập trung thành tán ở đầu đài và thường nở rộ vào tháng 5 – 6, mùa quả thì sẽ bắt đầu từ tháng 7 – 10.
Bộ phận dùng và đặc điểm dược liệu của cây ba kích
Cây ba kích có phần rễ, thân, lá, quả đều có thể sử dụng làm thuốc, trong đó rễ là phần được sử dụng nhiều nhất. Phần rễ này có kích thước lớn, được gọi là củ thường được phơi hoặc sấy khô, cắt thành từng đoạn ngắn rồi sử dụng.
Bộ phận dùng: Rễ của cây ba kích.
Đặc điểm: Đặc điểm dược liệu của cây ba kích được ghi nhận như sau:
- Rễ ba kích có hình trụ tròn, độ dài phụ thuộc vào kích thước của cây. Mỗi của có đường kính từ 1 – 2 cm.
- Bên ngoài có lớp vỏ cứng, sần sùi, cùi dày, dễ bóc vỏ.
- Mặt ngoài màu xám, hơi nhám, có vân dọc.
- Phần lõi bên trong có màu tím hoặc hồng nhạt, giữa có màu vàng nâu.
- Vị ngọt, hơi chát, không có màu đặc trưng.
Cây ba kích phân bố ở đâu?
Cây ba kích có xuất xứ từ Trung Quốc sau đó mới du nhập vào Việt Nam. Hiện tại, loài thảo dược này đã được trồng ở nước ta, người dân trồng loại cây thảo dược này với mục đích chủ yếu là để ngâm rượu hoặc sản xuất và bán ra ở nhiều nơi.
Ba kích là loại cây mọc hoang nó thường được phân bố chủ yếu ở các vùng trung du, đồi núi thấp ở phía Bắc. Người ta tìm thấy cây ba kích nhiều ở các tỉnh như: Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Hà Giang, Hà Tây, Hà Nội,…
Thành phần hóa học của cây ba kích
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì thành phần chứ trong loại cây này có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của con người. Đồng thời, nó là một trong những vị thuốc quan trọng giúp phòng và chữa nhiều loại bệnh. Cụ thể, thành phần hóa học của loại cây này bao gồm:
- Rubiadin: Rubiadin-1-Methylether
- Gentianine
- Choline
- Trigonelline
- Carpaine
- Gitogenin
- Tigogenin
- Quercetin
- Luteolin
- Vitamin B1
- Vitamin C
- Phytosterol
- Acid hữu cơ
Thu hái, sơ chế và bảo quản cây ba kích
Cây ba kích không phải là loại dược liệu xa lạ với mỗi người, nó được sử dụng nhiều trong Đông y để bào chế thành các loại thuốc chữa bệnh hiệu quả. Nhận thấy được những công dụng tuyệt vời từ loại cây này, người dân đã trồng rất nhiều để cung cấp đầy đủ nguyên liệu bào chế thuốc. Việc thu hái và chế biến cũng không quá phức tạp hay đòi hỏi kĩ thuật nhiều.
- Thu hái: Cây ba kích có thể được thu khi đã được trồng trên 3 năm tuổi. Thời điểm thu hoạch thích hợp vào tháng 10 – 11. Bạn chỉ cần đào rộng xung quanh cây là lấy phần rễ bên dưới, phần rễ to, cùi dài thông thường sẽ có tác dụng tốt hơn so với loại rễ nhỏ kém chất lượng.
- Sơ chế: Củ ba kích sau khi được thu hái thì đem rửa sạch và phơi khô. Sau đó, bạn dùng dao loại bỏ phần lõi chỉ giữ lại phần thịt. Phần thịt có thể đem ngâm rượu, nấu hoặc kết hợp với một số thảo dược khác làm thuốc chữa bệnh.
- Bảo quản: Ba kích sau khi phơi khô nên được đóng gói hoặc cho vào lọ thủy tinh, bảo quản nơi không ráo thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời.
Công dụng của cây ba kích
Như đã nói, loài cây này mang lại rất nhiều giá trị sử dụng và lợi ích cho sức khỏe. Nhờ vậy, nó không chỉ được ưu chuộng trong y học cổ truyền mà còn cả trong y học hiện đại.
Cụ thể, công dụng của cây ba kích như sau:
Theo y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền, cây ba kích có nhiều tác dụng như sau:
- Làm mát gan, kích thích tiêu hóa, giúp bạn ăn ngon miệng hơn.
- Chủ đại phong tà, cường gân cốt, an phủ tạng, bổ trung, tăng chí,…
- Định tâm khí, trừ các loại phong.
- Bổ thận, tán phong thấp.
- Hạ khí, ích tinh.
- Hóa đờm, tráng gân cốt
- Trị bệnh liệt dương.
- Trị bệnh mộng tinh, di tinh.
- Trị ho suyễn, chóng mặt, tiêu chảy.
- Hỗ trợ người có kinh nguyệt không đều, bụng dưới lạnh, đau.
- Trị thận hư, lưng, gối mỏi, tê bại, phong thấp gây đau nhứt.
- Đẩy lùi các triệu chứng viêm nhiễm, lở loét hay suy giảm chức năng sinh lý.
- Ngăn ngừa huyết áp cao.
- Đối với người già và trẻ nhỏ, cây ba kích còn co công dụng làm tăng sức đề kháng để chống chọi bệnh tật.
Theo y học hiện đại
Theo các nhà nghiên cứu cho rằng trong cây ba kích có chứa hàm lượng dồi dào các thành phần hóa học hỗ trợ việc điều trị bệnh , tăng cường sức khỏe cho con người nhất là cải thiện vấn đề sinh lý cho nam giới. Cụ thể, các công dụng của cây ba kích trong y học hiện đại là:
- Tăng cường sinh lý cho nam giới: Đối với những bệnh nhân nam có hoạt động sinh lý không bình thường, sử dụng loại dược liệu này có khả năng cải thiện sinh lực. Ba kích có tác dụng làm tăng sức dẻo dai khi bổ sung cho người dùng các loại khoáng chất cần thiết giúp thúc đẩy quá trình sản sinh các hormone cần thiết từ đó cải thiện chuyện phòng the cho nam giới hiệu quả.
- Chống sưng, tiêu viêm hiệu quả: Sau thí nghiệm được các nhà nghiên cứu thực hiện trên chuột cống trắng đã chỉ ra rằng cây ba kích có tác dụng kháng viêm tiêu sưng rất hiệu quả. Vì trong thành phần của loại cây này có chứa rất nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa giúp nhanh chóng làm lành các vết thương và ngăn ngừa chúng lan rộng.
- Tăng cường sức khỏe, sức đề kháng: Sử dụng cây ba kích giúp cơ thể người tăng được sức đề kháng để hạn chế sự xâm nhập của các yếu tố độ hại. Do loại cây có thành phần dinh dưỡng cao, sử dụng nhiều sẽ làm xua tan mệt mỏi, giảm căng thẳng. Đồng thời giúp thanh lọ cơ thể, tạo cảm giác tràn đầy năng lượng để học tập và làm việc.
- Đối với hệ thống nội tiết: Cây ba kích giúp làm tăng hàm lượng nội tiết trong cơ thể cho cả nam và nữ. Nó giúp cân bằng và hạn chế những bệnh thường gặp do rối loạn nội tiết gây ra.
- Chữa đau lưng, đau mỏi xương khớp: Trong cây ba kích có chứa hàm lượng Choline là thành phần làm giảm đau xương khớp hiệu quả. Khi bị các chứ đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay do thời tiết thay đổi, sử dụng cây ba bích giúp bạn hạn chế được vấn đề này rất hiệu quả.